Không phải bộ phận nào của tôm cũng ăn được, có những bộ phận của tôm sẽ gây nguy cơ bệnh tật khi ăn phải. Vậy bạn đã biết những bộ phận nào chưa?
Tôm giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, omega 3 rất tốt cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của tôm cũng ăn được, có những bộ phận của tôm sẽ gây nguy cơ bệnh tật khi ăn phải. Vậy bạn đã biết những bộ phận nào chưa?
1. Vỏ tôm
Nhiều người hay nhầm lẫn rằng, bộ phận nhiều canxi nhất của tôm là vỏ, thế nhưng thực chất vỏ tôm có rất ít canxi hoặc là không hề có. Trong vỏ của tôm có chứa thành phần chitin là chính. Đây là một loại chất cấu thành lớp vỏ cho các loại giáp xác.
Và thực sự thì phần canxi có nhiều ở thịt tôm. Lưu ý là có một số vỏ tôm khi ăn rất khó tiêu, không những vậy vỏ tôm ăn cứng nên nhiều bé ăn sẽ bị hóc.
2. Đầu tôm
Đầu tôm là nơi chứa nhiều chất thải nhất và chứa nhiều kim loại nặng. Đối với phụ nữ mang thai thì rất nguy hiểm khi ăn đầu tôm, bởi vì nó sẽ dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai do nhiễm chất kim loại. Nếu bộ phận này của con tôm không được nuôi ở những nơi đảm bảo điều kiện sạch sẽ, đồng nghĩa việc chúng ta ăn cả túi chất thải của chúng, bao gồm các kim loại nặng đặc biệt là thuỷ ngân.
Khi mua tôm bạn cần chế biến sạch phần đầu. Và nếu đầu tôm càng đen thì nguy cơ chứa nhiều chất bẩn, ký sinh trùng càng nhiều.
3. Đường chỉ đen trên lưng tôm
Đây được gọi là đường tiêu hoá của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Những đường này thường chỉ thấy ở những con tôm to.Những đường chỉ này chỉ thấy ở con tôm to, tuy nhiên không nguy hiểm vì khi nấu chín thì các vi khuẩn đã chết. Nhưng để đảm bảo sức khoẻ thì chúng ta nên làm sạch nó trước khi chế biến.
Một số lưu ý khi ăn tôm:
- Không nên ăn tôm sống. Tôm và hầu hết các loại hải sản đều có thể chứa ấu trùng sán và trứng sán từ môi trường sống của chúng. Do đó, bạn hãy hạn chế và cân nhắc đối với việc ăn tôm sống, vì khi chế biến không kỹ thì sẽ tạo điều kiện cho ấu trùng sán đi vào cơ thể, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác.
- Tôm ăn với các loại vitamin C sẽ dẫn đến ngộ độc thức ăn. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung với các loại rau củ giàu vitamin C như cà chua hay ăn cam, ổi ngay sau khi ăn tôm cũng là một điều cấm kị. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin C khoảng 4h sau khi ăn tôm.
- Những người bị dị ứng, ho, đau mắt đỏ, bệnh gout thì không nên ăn tôm.
- Không nên ăn nhiều, người lớn nên ăn 100g tôm/ ngày còn trẻ em dưới 4 tuổi thì chỉ nên 20-50g/ ngày tuỳ từng lứa tuổi. Ăn nhiều tôm sẽ bị rối loạn tiêu hoá như chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…. Không thể phủ nhận, hàm lượng chất dinh dưỡng chứa rất nhiều trong thịt tôm nhưng không phải vì thế mà bạn lạm dụng quá nhiều trong thực đơn hoặc mỗi lần ăn.
- Không nên ăn tôm chết. Thịt tôm chứa nhiều histidine, chất này có xu hướng phân hủy thành histamine (khi tôm chết) và gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, tôm thường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh và một số chất độc hại trong đường ruột nên khi tôm chết bạn sẽ ngửi thấy mùi tanh hôi rất nồng, có thể gây ngộ độc thực phẩm khi ăn phải.
Nguồn phunutoday.vn