Di tích khảo cổ Quốc gia bị xâm phạm ngay giữa trung tâm TP.Hạ Long

  • 13/09/2019 09:27:59

Vào năm 2004, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những hiện vật thuộc giai đoạn muộn của Văn hóa Hạ Long (hậu kỳ đá mới) có niên đại gần 4.000 năm tại Hòn Hai – Cô Tiên. Ngay sau đó, nơi này trở thành di tích khảo cổ học đầu tiên của Quảng Ninh được xếp hạng cấp quốc gia. Đến nay, di tích gần như bị chôn lấp giữa đống vật liệu đổ nát, hoang tàn, không ai ngó tới.

>>>> Đi quay ở Đà Lạt, Dương Cẩm Lynh vẫn tranh thủ đưa con theo cùng

Ngày 10/9, PV Báo Dân Việt có mặt tại khu vực khai quật di tích Hòn Hai – Cô Tiên, thuộc phường Bạch Đằng, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nhìn từ bên ngoài,ít người nghĩ rằng, đây là di tích khảo cổ được xếp hạng di tích Quốc gia.

Di tích khảo cổ Quốc gia bị xâm phạm ngay giữa trung tâm TP.Hạ Long

Không ai nghĩ khu vực này là di tích khảo cổ được xếp hạng cấp Quốc gia.

Ngay trước tấmbiển “Di chỉ khảo cổ học – Quốc gia, Cấm xâm phạm”, là hàng đống vật tư xây dựng xếp ngổn ngang tựa vào vách núi đá. Bước qua đống sắt thép, bê tông này để hướng về hố khai quật, đất đá cây cối rậm rạp che kín lối đi. Tấm biển “Cấm xâm phạm” bị ngả về phía sau do cột chống bị bung chân, ai đó đã đặt hòn đá tạm bợ lên chân cột để chống đỡ. Toàn bộ khu vực hố khai quật không hề có rào chắn hay phương pháp bảo tồn nào khác, mặc cho đất đá trôi xuống, vùi lấp.

>>>> Cập nhật thông tin về sao Việt : tin tức các ngôi sao

Di tích khảo cổ Quốc gia bị xâm phạm ngay giữa trung tâm TP.Hạ Long

Ngay trước lối vào hố khai quật di tích là đống vật tư xây dựng xếp ngổn ngang.

Ông H. - nguyên cán bộ Sở Văn hóa Quảng Ninh (cũ) – người đi cùng với PV, kể: “Khu vực này, vào năm 2004 có mộtngười dân đến lấy đất về trồng cây cảnh, người này nhặt được nhiều mảnh gốm(nghi là gốm cổ) liền báo cho bảo tàng. Bảo tàng Quảng Ninh ngay sau đó đã báo cho Viện Khảo cổ. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy tại đây những hiện vật thuộc giai đoạn muộn của Văn hóa Hạ Long (hậu kỳ đá mới) có niên đại gần 4.000 năm, như: bàn mài rãnh hình chữ U, rìu, bôn có vai có nấc, gồm xốp có xương pha vụn nhuyễn thể… với kỹ thuật chế tác cao mang đậm văn hóa biển đặc trưng nhất của người Hạ Long cổ xưa”.

Dẫn chúng tôi vào sâu trong hố khai quật, chỉ tay về chỗ đất đá trôi xuống và đám vật liệu xếp ngổn ngang trước cửa, ông H. thở dài: “Đấy, các anh xem! Di tích khảo cổ cấp quốc gia mà giờ chẳng ai ngó ngàng tới, thậm chí còn bị xâm phạm như thế này”.

Di tích khảo cổ Quốc gia bị xâm phạm ngay giữa trung tâm TP.Hạ Long

Tấm biển được dựng lên từ năm 2005, nay nghiêng ngả do chân chống bị bung lở.

Quan sát của PV Dân Việt, tiếp giáp với dãy núi được khoanh vùng bảo vệ là các dãy nhà hàng mang tên Hồ Cô Tiên – trung tâm tổ chức tiệc cưới, hội nghị được đánh giá là đắt khách ởTP.Hạ Long hiện nay. Phía đối diện lối vào hố khai quật là khu vực công trường thi công cải tạo hồ điều hòa Cung Thiếu nhi Quảng Ninh. Tìm hiểu được biết, chính đống vật tư xây dựng xếp ngổn ngang trước tấm biển “Di chỉ khảo cổ học – Quốc gia, Cấm xâm phạm” là của Công ty TNHH và Dịch vụ Mạnh Cường (chủ sở hữu hệ thống trung tâm tổ chức tiệc cưới, hội nghị Hồ Cô Tiên).

Ông Vũ Mạc Hà -Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin TP Hạ Long cho biết: "Di tích Hòn Hai – Cô Tiên được khoanh vùng bảo vệ với tổng diện tích là 108.551m

. Trong đó khu vực bảo vệ I gồm 2 khu vực: Hố khai quật (1.639,6m

) và hố thám sát (5.555,6m

); Khu vực bảo vệ II là toàn bộ núi đá bên trong, có diện tích là 101.355,8m

2".

Di tích khảo cổ Quốc gia bị xâm phạm ngay giữa trung tâm TP.Hạ Long

Hố khai quật, nơi được khoanh vùng bảo vệ loại I nhưng từ lâu nay bị mặc kệ cho đất đá trôi lấp, doanh nghiệp bắc cả đường ống nước đi qua.

Từ tháng 1/2019, UBND thành phố đã thành lập đoàn kiểm tra, phát hiện biển “Di chỉ khảo cổ học – Quốc gia, Cấm xâm phạm” bị đổ, không còn mốc bảo vệ di tích; các mốc bàn giao đất giữa Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Ninh và Công ty TNHH và Dịch vụ Mạnh Cường cũng đã không còn.

Tại biên bản làm việc, đại diện UBND TP.Hạ Long đã yêu cầu Công ty TNHH và Dịch vụ Mạnh Cường không xâm phạm, giữ gìn hiện trạng di tích, dựng lại biển “Di tích quốc gia cấm xâm phạm” và trả lại hiện trạng tự nhiên khu di tích, thời gian hoàn thành trong quý 1 năm 2019. Đồng thời Công ty phải có trách nhiệm thuê đơn vị tư vấn có đủ chức năng pháp lý cắm lại mốc ranh giới đã được thuê đất tại thực địa.

Tuy nhiên, theo khảo sát của PV Dân Việt, ngoài việc dựng lại tấm biển bị đổ một cách tạm bợ, tập kết vật tư xây dựng ngổn ngang trước cửa di tích, phía Công ty cũng chưa tiến hành cắm lại mốc ranh giới thuê đất.

Mặc dù tỉnh Quảng Ninh có nhiều cơ quan thực hiện chức năng quản lý di tích, như Sở Văn hóa và Thể thao, Ban quản lý di tích và danh thắng, chính quyền thành phố và phường sở tại... nhưng sau gần 15 năm được xếp hạng di tích Quốc gia, di tích Hòn Hai – Cô Tiên vẫn nằm hoang tàn trong đống đổ nát, gần như không có bất cứ sự bảo vệ nào.

>>>> Phạm Quỳnh Anh đưa hai con cùng người thân đi du lịch Singapore

danviet.vn

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Di tích khảo cổ Quốc gia bị xâm phạm ngay giữa trung tâm TP.Hạ Long -

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều