Nỗi buồn rốn lũ Thủ đô (Kỳ 2): Làm gì để người dân yên tâm sống chung với lũ?

  • 22/08/2024 08:30:20

Lần đầu tiên là năm 2008, đê sông Bùi vỡ hai điểm khiến nước lũ tràn vào khu dân cư cả tháng trời mới rút. Lần thứ hai vào tháng 10/2017, lần thứ ba vào tháng 7/2018 khiến cho hàng ngàn hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ.

Lần thứ tư là từ ngày 24/7/2024, mưa lớn kéo dài khiến một số xã của huyện Chương Mỹ gồm: Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến, Tốt Động, Thủy Xuân Tiên và Thị trấn Xuân Mai bị ngập nặng, có nơi sâu hơn 3m.

Nỗi buồn rốn lũ Thủ đô (Kỳ 2): Làm gì để người dân yên tâm sống chung với lũ?

Nỗi buồn rốn lũ Thủ đô (Kỳ 2): Làm gì để người dân yên tâm sống chung với lũ?

Nỗi buồn rốn lũ Thủ đô (Kỳ 2): Làm gì để người dân yên tâm sống chung với lũ?

Trong 15 năm qua, đã có 4 lần nước tràn qua đê sông Bùi gây ngập lụt cho nhiều xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội).

Trao đối với Gia đình Việt Nam, ông Lê Văn Lanh - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) cho biết, nguyên nhân của tình trạng thường xuyên ngập lụt cho các xã vùng trũng ven sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ là do lượng mưa lớn kéo dài trên diện rộng và ảnh hưởng của lũ rừng ngang từ tỉnh Hòa Bình đổ về.

"Lũ rừng ngang từ thượng nguồn trên Hoà Bình đổ về làm mực nước tại sông Bùi lên rất nhanh. Một số xã ven sông Bùi của huyện Chương Mỹ như Nam Phương Tiến cứ mưa khoảng trên 200mm là nước lũ sẽ tràn đê gây ngập lụt cho khu dân cư", ông Lê Văn Lanh cho biết.

Nỗi buồn rốn lũ Thủ đô (Kỳ 2): Làm gì để người dân yên tâm sống chung với lũ?

Ông Lê Văn Lanh - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) trao đổi với PV Gia đình Việt Nam.

Theo lãnh đạo UBND xã Nam Phương Tiến, sau mỗi đợt lũ lụt chính quyền và người dân địa phương sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó là vấn đề vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh đó là phải nhanh chóng khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống của bà con nhân dân sau mưa lũ.

"Sau khi nước lũ rút, chính quyền địa phương đang tiến hành thống kê thiệt hại về hoa màu, vật nuôi và cây trồng. Chính quyền cũng đang đề xuất UBND huyện Chương Mỹ và UBND TP. Hà Nội hỗ trợ theo Nghị định 02/2017 về vật nuôi, cây trồng để người dân phục hồi sản xuất nông nghiệp", Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến nói.

Nỗi buồn rốn lũ Thủ đô (Kỳ 2): Làm gì để người dân yên tâm sống chung với lũ?

Nỗi buồn rốn lũ Thủ đô (Kỳ 2): Làm gì để người dân yên tâm sống chung với lũ?

Nỗi buồn rốn lũ Thủ đô (Kỳ 2): Làm gì để người dân yên tâm sống chung với lũ?

Sau mỗi đợt mưa lũ, các cấp chính quyền tổ chức họp bàn để đưa ra rất nhiều đề xuất, giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ và thiệt hại cho người dân vùng "rốn lũ" nhưng đến nay vẫn chưa thể khiến người dân yên tâm "sống chung" với lũ.

Theo một số người dân địa phương, sau mỗi đợt mưa lũ, chính quyền các cấp lại tổ chức họp bàn để đưa ra rất nhiều đề xuất, giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ và thiệt hại cho người dân vùng "rốn lũ". Trong đó, di dân tại một số vùng ngập sâu và nâng cao cốt đê sông Bùi là giải pháp được nhiều ý kiến tán thành và đồng thuận nhưng đến nay vẫn chưa thể được thực hiện.

Lãnh đạo UBND xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) cho hay, để giải quyết vấn đề ngập lũ thì việc đề xuất tôn tạo, nâng cao cốt đê sông Bùi đã nhiều lần được đề xuất nhưng chưa thực hiện được vì nếu triển khai thì phía tả Bùi sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, phải nâng cao cả hai đê tả, hữu sông Bùi mới đảm bảo an toàn cho TP. Hà Nội.

Nỗi buồn rốn lũ Thủ đô (Kỳ 2): Làm gì để người dân yên tâm sống chung với lũ?

Lực lượng chức năng tiến hành hỗ trợ người dân trên địa bàn xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) vệ sinh sau khi nước rút.

Ngoài ra, việc di dân ra khỏi khu vực thoát lũ cũng đã được đề cập nhưng để thực hiện thì không hề dễ dàng. Người dân sống hàng trăm năm, các di chỉ, di tích gắn liền với cuộc sống của họ, giờ để đi đến một nơi khác là khó. Do đó, cần có phương an để người dân có thể "yên tâm" sống chung, sống an toàn với lũ cần được tính đến.

"Trước mắt, chúng tôi mong muốn được nâng cấp, nâng cao hệ thống giao thông nông thôn để khi xảy ra ngập lụt, việc di tản người và tài sản của nhân dân sẽ dễ dàng hơn, các thôn xóm sẽ không bị cô lập khi lũ về", Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến bày tỏ.

Theo thống kê của UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội), đợt mưa lũ vừa qua không chỉ đảo lộn sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân mà còn gây thiệt hại lớn về sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng với tổng giá trị ước hơn 100 tỷ đồng.

Nỗi buồn rốn lũ Thủ đô (Kỳ 2): Làm gì để người dân yên tâm sống chung với lũ?

Nỗi buồn rốn lũ Thủ đô (Kỳ 2): Làm gì để người dân yên tâm sống chung với lũ?

Nỗi buồn rốn lũ Thủ đô (Kỳ 2): Làm gì để người dân yên tâm sống chung với lũ?

Đợt mưa lũ vừa qua làm đảo lộn cuộc sống của hàng nghìn hộ dân và gây thiệt hại lớn về sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng với tổng giá trị ước hơn 100 tỷ đồng trên địa bàn huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội).

Trong đó, thiệt hại trong lĩnh vực trồng trọt khoảng 38,8 tỷ đồng, nuôi trồng thủy sản khoảng 54,141 tỷ đồng, chăn nuôi 7,005 tỷ đồng; công trình đê điều, thủy lợi, giao thông khoảng 7,373 tỷ đồng.

Để khôi phục sản xuất sau lũ lụt, UBND huyện Chương Mỹ dự kiến chi khoảng 31,531 tỷ đồng; trong đó, hỗ trợ lĩnh vực trồng trọt là 2,906 tỷ đồng, thủy sản là 15,585 tỷ đồng; chăn nuôi là 2,599 tỷ đồng; sửa chữa công trình đê điều, thủy lợi, giao thông khoảng 7,373 tỷ đồng...

Trước mắt, huyện Chương Mỹ dự kiến chi khoảng 3,068 tỷ đồng hỗ trợ nông dân các xã, thị trấn bị lũ lụt 10 loại giống cây trồng vụ đông xuân sớm với tổng diện tích khoảng 799ha. Trong đó, khoai tây là 93,4ha, ngô nếp lai 143,4ha, ngô tẻ lai 75,4ha, ngô ngọt 29ha, rau bí ăn ngọn 80ha, bí đỏ lai 10ha, dưa chuột 73,5ha, cà chua 6ha, đậu rau 26ha, cải ăn lá các loại 262,4ha...

Ngày 13/8/2024, UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) đã tổ chức hội nghị với đơn vị tư vấn, các xã, thị trấn bàn giải pháp giảm thiểu thiệt hại, thích ứng với lũ rừng ngang.

Chia sẻ tại hội nghị, Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy (Viện Quy hoạch thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tiêu úng và phòng, chống lũ rừng ngang khu vực hữu sông Bùi thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ” đã trình bày các nguyên nhân gây ra đợt lũ lụt cho 11 xã, thị trấn vùng hữu sông Bùi những năm gần đây.

Để giảm thiệt hại do lũ rừng ngang, nhóm tác giả đề tài trên đề xuất huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) cần di dân tại chỗ một phần thôn Bùi Xá, thị trấn Xuân Mai; Nâng cấp hệ thống đường, trường, trạm bảo đảm cao độ chống lũ. Bên cạnh đó, xây dựng đê ngăn và cải tạo sông, suối để tăng khả năng thoát lũ. Xây dựng đê hữu Bùi thành 4 khu vực khép kín, có kết nối đê dọc sông Bùi để quản lý, ứng phó với cao trình đê chống lũ 7-8m. Xây dựng trạm bơm phân tán, tiêu nước triệt để…

Kết luận hội nghị, ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) giao cơ quan chuyên môn của huyện lập báo cáo, đề xuất thành phố Hà Nội các giải pháp giảm thiểu thiệt hại, thích ứng với lũ rừng ngang. Tong đó, đề xuất đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ khôi phục sản xuất sau lũ lụt.

Nhóm PVTags:bão lụt, lũ lụt chương mỹ, lũ lụt ở Hà Nội, ngập lụt ở Hà Nội, thiên tai, bão lũ,

Nguồn giadinhonline.vn

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Nỗi buồn rốn lũ Thủ đô (Kỳ 2): Làm gì để người dân yên tâm sống chung với lũ? - Đời Sống

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều