Năm 2012, Tân Hiệp Phát (THP), thương hiệu nước giải khát không cồn Việt Nam, sau 9 tháng đàm phán đã nhận được lời chào vô cùng hấp dẫn từ Coca Cola: 2,5 tỷ USD. Thời điểm ấy Việt Nam chưa có tỷ phú, phải 1 năm sau ông Phạm Nhật Vượng mới được Forbes vinh danh là tỷ phú đầu tiên, mãi 5 năm sau bà Nguyễn Thị Phương Thảo mới được vinh danh là tỷ phú thứ hai. Nếu đồng ý lời đề nghị 2,5 tỷ USD ấy, Dr. Thanh sẽ trở thành tỷ phú đầu tiên của Việt Nam, dù chỉ cần bán 60-80 % cổ phần cho Coca Cola, vẫn giữ lại quyền điều hành THP.
Đây chính là câu chuyện đáng ngưỡng mộ về một doanh nghiệp Việt đã trụ vững trước cơn cuồng phong thâu tóm trị giá 2,5 tỷ USD, vượt qua sức ép cạnh tranh khủng khiếp, trụ vững và phát triển vượt trên những gã khổng lồ, những tập đoàn lớn toàn cầu, được Forbes đúc kết, xuất bản thành sách bằng tiếng Anh làm bài học kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân ở những quốc gia nghèo khó, làm cách nào để chiến thắng và vượt lên các gã khổng lồ quốc tế.
Hơn 30 năm mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, hàng trăm ngàn doanh nghiệp Việt đã được thành lập, phát triển và lớn mạnh không ngừng, nhưng không thể phủ nhận rằng rất nhiều thương hiệu nổi tiếng, từng là niềm tự hào của người Việt một thời đã bị các hãng nước ngoài nuốt chửng, mất luôn cả tên tuổi, đó là kem đánh răng Dạ Lan (Colgate Palmolive nuốt), kem đánh răng PS (Unilever), bia Huế (Carlsberg Đan Mạch), nước giải khát Tribeco (Uni-President), Phở 24 và Highland Coffee (Jollibee Ford), bột giặt Viso, bánh kẹo Bibica, băng vệ sinh Diana, bảo hiểm AAA (IAG Australia), bánh kẹo Kinh Đô (Mondelez), Fivimart và Citimart (Aeon Nhật Bản), nhựa Bình Minh, nhựa Tiền Phong (SCG Thái Lan)...
Cũng giống những thương hiệu trên, năm 2012, Tân Hiệp Phát (THP), thương hiệu nước giải khát không cồn Việt Nam, sau 9 tháng đàm phán đã nhận được lời chào vô cùng hấp dẫn từ Coca Cola: 2,5 tỷ USD. Thời điểm ấy Việt Nam chưa có tỷ phú, phải 1 năm sau ông Phạm Nhật Vượng mới được Forbes vinh danh là tỷ phú đầu tiên, mãi 5 năm sau bà Nguyễn Thị Phương Thảo mới được vinh danh là tỷ phú thứ hai.
Nếu đồng ý lời đề nghị 2,5 tỷ USD ấy, Dr. Thanh sẽ trở thành tỷ phú đầu tiên của Việt Nam, dù chỉ cần bán 60-80% cổ phần cho Coca Cola, vẫn giữ lại quyền điều hành THP.
Thế nhưng Dr. Thanh và gia đình đã từ chối. Lý do từ chối bởi vì Coca Cola đã kèm theo một điều kiện: "THP không phát triển thị trường ra khỏi 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không phát triển thêm các sản phẩm mới". Điều đó đồng nghĩa với THP sẽ nhường thị phần cho Coca Cola và các doanh nghiệp nước ngoài, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, đồng nghĩa với việc THP sẽ dần dần biến mất.
Từ chối 2,5 tỷ USD, từ chối vinh danh trở thành tỷ phú đầu tiên của Việt Nam quả là một quyết định không hề dễ dàng, rất hiếm người Việt làm được điều ấy, rất hiếm người Việt có được sự dũng cảm và kiên cường đến vậy, bởi đó không thuần tuý là sự từ chối tiền bạc, mà chính là chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt với Coca Cola và các tập đoàn nước giải khát hàng đầu thế giới.
Chỉ hơn hai năm sau lời từ chối, THP vướng vào một scandal cực lớn: "Sự cố con ruồi". Thời điểm ấy vì không có thông tin, tôi cũng thương cảm cho anh Minh chỉ vì "chai nước có ruồi" mà lĩnh án 7 năm tù, cũng nghi ngờ về chất lượng của nước giải khát THP. Nhưng nếu chúng ta biết sự cố thâu tóm hụt 2,5 tỷ USD, biết âm mưu muốn khống chế THP không phát triển ra thị trường quốc tế, không đưa ra thêm sản phẩm mới, biết được sự cố chỉ trong một đêm sản phẩm của THP bị thay thể 90% bằng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên kệ hàng của tất cả các đại lý trên toàn quốc, có thể đặt nghi vấn rằng sự cố "con ruồi’’ là sự cạnh tranh không lành mạnh và vô cùng khốc liệt giữa các thương hiệu nước giải khát.
Tin tưởng vào dây chuyền công nghệ hiện đại nhất Đông Nam Á nhập khẩu từ Đức, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của mình, Dr. Thanh và gia đình đã trụ vững trước cơn bão, không thanh minh, chỉ làm duy nhất một việc là mở cửa nhà máy cho báo chí và đại diện người tiêu dùng vào thăm quan để chứng minh rằng "với dây chuyền sản xuất hiện đại nhất Đông Nam Á của THP thì đế con vi khuẩn cũng không lọt, huống chi là con ruồi’’. Phải mất hai năm lao đao, chững lại, THP đã tăng trưởng trở lại, năm 2017 lợi nhuận của THP đã đạt 1840 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần con số 900 tỷ đồng năm 2014.
Ngồi nghe ái nữ Trần Uyên Phương của ông chủ THP chia sẻ những câu chuyện của THP; ngồi ăn bữa cơm đạm bạc ngay ở văn phòng FPT với Phương, được Phương tặng cuốn sách quý, mới cảm nhận hết sự kiên cường của Dr. Thanh và gia đình, của THP. Trần Uyên Phương chính là hình ảnh tương lai của THP, cô gái nhỏ nhắn, mới 36 tuổi đã là Phó TGĐ một doanh nghiệp tỷ đô, đã cùng bố, mẹ và em gái dũng cảm từ chối 2,5 tỷ USD, vững vàng vượt qua cơn đại khủng hoảng, để giữ được một thương hiệu nước giải khát Việt, không chỉ làm chủ thị trường Việt Nam mà đã chinh phục thị trường châu Á, châu Âu và Canada.
Khi nói về con số doanh thu 2 tỷ USD vào năm 2023 và 3 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng 20-30%, khi nói về kế hoạch chinh phục thị trường quốc tế, trong đó có cả Mỹ, Uyên Phương tự hào nói rằng: "Nếu nhận 2 tỷ USD của Coca Cola vào năm 2012 thì bây giờ không có THP ngày nay, không có thương hiệu nước giải khát Việt số 1 Việt Nam, hàng đầu châu Á’’.
Tôi tự ước tính, nếu đạt doanh thu 3 tỷ USD thì khi ấy THP không chỉ có giá trị 2,5 tỷ USD, mà có thể lên đến 15 tỷ USD và khi ấy Dr. Thanh mới chính là tỷ phú giàu nhất Việt Nam, còn hai chị em Uyên Phương và Ngọc Bích sẽ là hai nữ tỷ phú giàu nhất Đông Nam Á. Nói cho vui vậy thôi, chứ gia đình Dr. Thanh đâu màng chuyện đó, đối với họ thì THP là thương hiệu nước giải khát không cồn hàng đầu châu Á mới là điều quan trọng nhất.
soha.vn